Các loại vải thông dụng để làm đồng phục

Tin TứcNgày: 05-07-2023 bởi: Quản trị viên

Các loại vải thông dụng để làm đồng phục

Vải cotton, vải nỉ, vải len, vải kaki, denim, voan hay lụa đã trở thành những chất liệu đồng phục được yêu thích hàng đầu. Đó là những loại vải thông dụng để làm đồng phục bởi chúng mang đến nhiều trải nghiệm hữu ích cho người dùng. Hãy cùng UCUSTOM tìm hiểu ưu nhược điểm của từng loại vải đồng phục qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Các loại vải thông dụng để làm đồng phục

1. Vải cotton

Chất liệu đồng phục phổ biến bậc nhất hiện nay không gì khác là chất vải cotton. Với thành phần chứa sợi bông tự nhiên (ít nhất là 65% sợi vải bông) giúp cho chất vải cotton có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời. Nói đến đồng phục vải thun cao cấp các doanh nghiệp luôn ưu tiên lựa chọn chất liệu cotton đầu tiên.

Vải cotton cũng có rất nhiều loại với sự khác biệt về thành phần, tính chất, giá cả. Một số loại phổ biến bao gồm: Cotton thun, cotton trơn, cotton thun 2 chiều, cotton thun 4 chiều, cotton spandex.

Ưu điểm của vải cotton:

  • Sợi vải tự nhiên giúp áo đồng phục có độ co giãn tốt, mềm mại, dễ chịu, không gây kích ứng da.

  • Khả năng thấm hút mồ hôi ưu việt, giúp người dùng sử dụng áo dễ dàng trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.

  • Vải cotton còn có độ bền cao, đẹp, ít bị ẩm mốc và rất dễ nhuộm màu.

Nhược điểm của vải cotton:

  • Dễ bị nhăn khi vò mạnh hoặc giặt máy.

  • Nếu chất vải cotton 100% sẽ bị khô cứng, dày dặn, không thích hợp với chị em phụ nữ. Người ta sẽ khắc phục nhược điểm này bằng cách pha sợi bông với sợi Spandex giúp vải cotton mềm mại thông thoáng dễ chịu hơn, thích hợp hơn với phái đẹp.

  • Giá thành của vải cotton 100%, cotton USA khá cao nên một số doanh nghiệp cũng sẽ đắn đo hơn khi lựa chọn.


2. Vải kaki

Với những bộ đồ đồng phục lao động yêu cầu độ dày dặn tốt như đồ bảo hộ lao động, áo khoác cho công nhân vệ sinh môi trường, hoặc là quần/váy đồng phục của học sinh, người ta sẽ ưu tiên dùng chất liệu kaki. Hiện nay thường có 2 loại vải kaki được lựa chọn gồm kaki thun có độ co giãn tốt hơn giúp người dùng thoải mái hơn khi mặc. Một loại là vải kaki không thun chủ yếu để may đồng phục học sinh hoặc thời trang công sở.

Ưu điểm của vải kaki:

  • Dày dặn, có khả năng bảo vệ tốt.

  • Độ bền cao, ít bị nhăn, dễ giặt giũ bảo quản, giữ màu tốt.

Nhược điểm của vải kaki:

  • Khó để may những thiết kế cầu kỳ vì chất vải cứng, độ co giãn kém.

  • Giá thành khá cao so với nhiều chất liệu khác.


3. Vải kate

Chất liệu đồng phục quen thuộc khác phải kể đến vải kate, một chất liệu kết hợp của sợi cotton và sợi polyester. Tùy vào mục đích sử dụng và ngân sách mà người ta sẽ chọn các loại vải kate khác nhau (chủ yếu do tỷ lệ pha trộn sợi cotton và sợi poly khác nhau): Kate lụa (kate silk, kate nhung), kate polin, kate ford, kate sọc/caro, kate Hàn Quốc,… Vải kate được yêu thích nhất trong may đồng phục áo sơ mi công sở vì độ an toàn và thân thiện của chúng.

Ưu điểm của vải kate:

  • Bề mặt vải kate rất mềm mại, mịn màng, chất vải nhẹ.

  • Khó bị nhăn, giữ được form áo đẹp sau khi giặt, dễ giặt ủi và bảo quản.

  • Khả năng hút ẩm tốt, phù hợp với khí hậu của Việt Nam.

  • Khả năng giữ màu tốt, thoáng mát và thân thiện với là da của người dùng.

Nhược điểm của vải kate:

  • Tùy vào từng dòng vải kate mà chúng có những nhược điểm nhất định. Ví dụ vải kate lụa sẽ có độ thấm hút mồ hôi kém hơn những loại vải kate khác.

  • Hay như vải kate polin lại có quá ít màu sắc, chủ yếu màu trắng/đen, khả năng co giãn cũng không tốt như vải kate khác.


4. Vải nỉ

Vải nỉ là một trong những chất liệu đồng phục vô cùng được yêu thích ở nơi có khí hậu lạnh. Đây là chất vải không dệt, người ta sản xuất vải nỉ bằng cách nung nóng các loại sợi nhân tạo ở nhiệt độ thích hợp.

Hiện nay chúng ta thường tìm thấy áo khoác hoặc đồ đồng phục bằng các loại vải nỉ như: Vải nỉ da cá, vải nỉ cotton, vải nỉ Hàn Quốc. 

Ưu điểm của vải nỉ:

  • Vải nỉ giữ nhiệt rất tốt nên có thể giữ ấm cơ thể vào những ngày rét mướt.

  • Ít thấm nước, hoàn toàn phù hợp với những ngày mưa.

  • Độ bền vải nỉ rất cao, giúp áo giữ được form dáng chuẩn như ban đầu dù đã sử dụng khá lâu.

  • Một ưu điểm lớn của vải nỉ là có thể sử dụng được ở cả hai mặt và cảm nhận hết những thế mạnh của chất liệu.

  • Màu sắc vải nỉ cực kỳ đa dạng, hấp dẫn và nổi bật.

Nhược điểm của vải nỉ:

  • Chỉ thích hợp sử dụng vào mùa đông vì vải giữ nhiệt nên rất nóng khi vào hè.

  • Bụi dễ bám chặt trên những sợi vải ngắn của chất liệu vải nỉ.

  • Vải nỉ cũng rất dễ xù lông nếu giặt và bảo quản không đúng cách.

5. Vải lanh

Được nhận xét là chất vải còn mát hơn cả lụa trong những ngày hè oi nồng, vải lanh đã sớm trở thành chất vải đồng phục được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vải lanh thường dùng để may đồng phục cho nhân viên nhà hàng, quán café, nhân viên dọn vệ sinh,… vào những ngày nóng nực.

Vì vải lanh được dệt hoàn toàn bằng sợi lanh nên nó rất an toàn và thân thiện với người mặc. Vậy cụ thể vải lanh có những ưu điểm và hạn chế gì?

Ưu điểm của vải lanh:

  • Vải lanh có độ bóng tự nhiên rất sang trọng, đẹp mắt.

  • Độ bền cao, sợi lanh rất dai, giúp áo quần của bạn bền bỉ theo thời gian. Giặt tay giặt máy đều thuận tiện, không lo vải bị sờn rách như vải lụa.

  • Vải lanh có tính thấm hút mồ hôi tốt, chất vải thông thoáng nên bạn mặc vào mùa hè sẽ cảm thấy rất dễ chịu.

  • Vải lanh không chỉ an toàn với con người mà còn thân thiện với thiên nhiên, góp phần vào xu hướng thời trang bền vững.

Nhược điểm của vải lanh:

  • Độ co giãn và đàn hồi của vải lanh rất kém, cho nên bạn hãy bảo quản quần áo lanh bằng cách treo chúng lên, không nên gấp.

  • Vải lanh rất dễ để lại nếp nhăn, bắt buộc bạn phải ủi quần áo liên tục trước khi sử dụng.

Lời kết

Trên đây UCUSTOM đã giới thiệu với bạn đọc những chất liệu đồng phục đang được ưa thích nhất hiện nay. Bạn cũng đã nắm được cơ bản ưu nhược điểm của từng loại vải đồng phục đúng không nào? Vậy bạn sẽ lựa chọn chất vải nào để may đồng phục cho doanh nghiệp của mình? Hãy liên hệ ngay với Ucustom – thương hiệu đồng phục cao cấp thuộc Tập Đoàn Couple Group để nhận tư vấn chi tiết nhất nhé!